Gmp – tiêu chuẩn “ vàng ” trong sản xuất thực phẩm chức năng tại việt nam và thế giới.
Vậy tại sao GMP hiện nay là là tiêu chuẩn “ vàng” trong ngành thực phẩm chức năng tại Việt Nam
GMP là xu thế quản lý ATTP phổ biến trên thế giới .
Với sự tham gia hiệp định TPP vào cuối năm 2015, Việt Nam một lần nữa khẳng định sự hội nhập sâu rộng hơn vào nên kinh tế thế giới và ngành thực phẩm chức năng cũng không nằm ngoài xu thế này. Theo đó, các doanh nghiệp thực phẩm chức năng tại Việt Nam khi muốn tham giao vào thị trường thế giới thì phải đạt theo tiểu chuẩn chung của thế giới, mà GMP – là một tiêu chuẩn mà các nước Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Thái Lan, Malaysia, khối EU ... đều quy định áp dụng bắt buộc GMP cho sản xuất thực phẩm chức năng, và thực phẩm chức năng muốn nhập khẩu phải có chứng nhận GMP.
Ngoài ra với xu thế kiểm tra thành phẩm sang kiểm tra quá trình, kiểm tra các yếu tố tác động tới chất lượng trong quá trình sản xuất sẽ giúp các nhà sản xuất loại bỏ các sản phẩm lỗi và ngăn chặn các lỗi có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Đồng thời, nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp.
GMP – tiêu chuẩn giúp kiểm soát tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng ATTP
GMP TPCN là quy phạm sản xuất, là biện pháp, thao tác tự hành cần tuân thủ để kiểm soát tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh ATTP của sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Với đặc điểm công nghệ và quy trình sản xuất thực phẩm chức năng không thể chỉ kiểm soát các điểm trọng yếu như kiểm soát sản xuất thực phẩm thường mà là kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất.
GMP – đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, ngành TPCN và chính phủ.
Đối với doanh nghiệp: Việc áp dụng tiêu chuẩn GMP trong sản xuất giúp các doanh nghiệp khẳng định chất lượng, tạo dựng niềm tin, thương hiệu cho người tiêu dùng.
Đối với người tiêu dùng: Giúp người tiêu dùng lựa chọn được những sản phẩm chất lượng của những nhà sản xuất uy tín để chăm sóc sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đối với ngành công nghiệp thực phẩm: Tăng lòng tin của ngươi tiêu dùng vào các sản phẩm thực phẩm chức năng. Đảm bảo chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh, hội nhập quốc tế, cải tiến quá trình sản xuất và môi trường.
Đối với Chính phủ: Giúp cải thiện sức khỏe người dân, giảm áp lực cho ngành y tế, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam và thế giới.
Chính vì lẽ đó GMP – hiện đã, đang và sẽ là xu hướng trong ngành sản xuất thực phẩm chức năng .