Vai trò của cao dược liệu trong sản xuất thực phẩm chức năng
Cao dược liệu là dạng nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm thực phẩm chức năng. Nó là dạng bào chế được điều chế bằng cách cô hoặc sấy dịch chiết từ dược liệu hoặc động vật với dung môi thích hợp đến thể chất nhất định. Cao dược liệu có 3 dạng chính là cao lỏng, cao đặc và cao khô được chiết xuất bằng cách ngâm lạnh, hầm, hãm, sắc, ngâm nhỏ giọt, chiết ngược dòng…
- Cao lỏng : là loại có thể chất lỏng hơi sánh được quy ước 1ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu dùng điều chế cao thuốc
- Cao đặc: là loại có thể chất quánh hoặc dẻo, sờ không dính tay ở nhiệt độ thường, nhưng có thể chảy lỏng thành khối dịch đặc hoặc nhớt khi đun nóng. Cao đặc được điều chế bằng cách cô đặc kéo dài và cẩn thận từ các dịch chiết dược liệu. Phần trăm dung môi còn lại trong cao thường không quá hai mươi phần trăm. Vì có độ ổn định kém và dễ nhiễm vi sinh vật nên phần lớp cao đặc nay được thay thế bằng cao khô
- Cao khô: ở dạng khối khô hay bột khô, dễ hút ẩm. Hàm lượng nước không quá năm phần trăm. Ngoại lệ một số cao khô thì có thể chất dẻo. Ví dụ khi cao chứa nhiều hợp chất thân dầu hay có tỷ lệ lớn các thành phần thân nước tạo ra hỗn hợp eutectic. Khi để lạnh, khối dẻo rắn lại có thể nghiền được.
Quy tình bào chế cao dược liệu như sau:
B1: Chế biến dược liệu bằng các phương pháp như thái, bào, sao tẩm … theo yêu cầu từng loại.
B2: Nấu lấy nước với lượng nước cần thiết thường gấp từ 4 -6 lần trọng lượng dược liệu. Nếu lấy quá nhiều nước hoạt chất trong dược liệu sẽ bị giảm bớt, thời gian cô đặc cao phải kéo dài, độ nóng và không khí sẽ làm ảnh hưởng chất lượng cao. Thời gian đun thì tùy thuộc vào từng loại cây
B3: Cô lại các nước nấu ở nhiệt độ thấp
B4: Cuối cùng thêm đường, rượu, mật… để làm ra thành phẩm
Có một số lưu ý khi nấu cao dược liệu như phải dùng các loại thùng nấu bằng nhôm và inox, không nên dùng thùng chất liệu sắt và gang.
Sau khi nấu xong, các loại Cao mềm, cao đặc và cao khô thường được dùng để bào chế các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng theo các dạng bào chế như viên nén, viên nang cứng, viên nang mềm, siro…