Xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Những hành vi nào bị cho là vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
Theo Bộ Y tế, các hành vi được cho là vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm: quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thần dược, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối như thuốc chữa bệnh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo không đúng nội dung đã được xác nhận; quảng cáo lợi dụng lời nói, hình ảnh của giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ, bệnh nhân; quảng cáo không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Đặc biệt, một số chương trình phát thanh trên sóng truyền hình, phát thanh lạm dụng hoạt động tư vấn sức khỏe có sự tham gia của các giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ lồng ghép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nội dung vi phạm như trên.
Các bộ ngành liên quan sẽ xử phạt các hành vi vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thế nào?
Các vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông rất phổ biến và khó kiểm soát, đặc biệt với khả năng lan truyền rộng rãi và nhanh chóng của mạng xã hội như hiện nay càng khiến công tác quản lý trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cần quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra các vi phạm quảng cáo về thực phẩm chức năng trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Google hay các trang thông tin điện tử có tên miền nước ngoài. Công tác kiểm duyệt nội dung phải chặt chẽ hơn để không có cơ hội cho những thông tin sai sự thật đến với công chúng hay có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng.
Một số vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng trong lĩnh vực của Bộ Công thương xuất hiện với hình thức bán hàng đa cấp hoặc hoạt động theo phương thức thương mại điện tử. Đặc biệt, một số trang thương mại điện tử lợi dụng lòng tin người tiêu dùng với mác “trang chính thống” hay “đã đăng ký Bộ Công thương” để quảng cáo thực phẩm chức năng với những công dụng thổi phồng lên so với thực tế. Bộ Y tế đã đề nghị Bộ Công thương cần chỉ đạo tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe nêu trên.
Về phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cần chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong phạm vi quản lý. Điển hình cần chấn chỉnh các văn nghệ sĩ, diễn viên, người nổi tiếng vi phạm, tiếp tay cho hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Người nổi tiếng với độ phủ lớn, đồng thời có tác động gia tăng niềm tin với công chúng vào những sản phẩm họ quảng cáo, vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu họ tham gia quảng cáo các dòng thực phẩm chức năng, rất dễ khiến người tiêu dùng tin vào những công dụng “thần dược” đó, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên biển, bảng, pano, bandroll cần được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Đặc biệt, Bộ Y tế đề nghị sự phối hợp của Bộ Công an chỉ đạo xử lý các vụ việc vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu hình sự, quảng cáo gian dối thực phẩm chức năng xâm phạm lợi ích người tiêu dùng theo Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Đối với người đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi quảng cáo gian dối hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích vẫn tiếp tục vi phạm thì mức xử phạt cao nhất có thể là cải tạo không giam giữ đến 03 năm).
Những lưu ý khi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) thực tế rất tốt cho sức khỏe chúng ta nếu sử dụng đúng cách, nhưng nếu hiểu sai chức năng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhất là dưới tác động của truyền thông, những thông tin sai lệch khi được người tiêu dùng tiếp nhận vô tình sẽ biến các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe trở thành nguy cơ, thành mối đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng.
Vì vậy, khi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cần trung thực với các công dụng chính và những tác dụng phụ (nếu có). Thêm vào đó, bắt buộc cần có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, không được phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu lầm thành thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, không được quảng cáo thực phẩm chức năng dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ hay nhân viên y tế, có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh hay sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của những đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh với mục đích quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Trung thực với công dụng sản phẩm là trung thực với người tiêu dùng, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Medistar Việt Nam - đơn vị hàng đầu trong tư vấn công thức, sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe - luôn hoạt động với tôn chỉ trung thực - tận tâm - đặt sức khỏe người tiêu dùng lên trên hết để đem lại sản phẩm chất lượng cao, tốt cho sức khỏe con người.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH MEDISTAR VIỆT NAM
Địa chỉ : Số 6 Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Nhà máy : Lô 38-2, Khu Công Nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
Điện thoại : 04 3782 4936 – Fax: 04 -3782 4935
Email : info@medistar.com.vn–medistarvietnam@gmail.com
Hotline : 0976 86 83 38
Nguồn tham khảo: https://anninhthudo.vn/phap-luat/bo-y-te-de-nghi-xu-ly-hinh-su-mot-so-hanh-vi-quang-cao-thuc-pham-chuc-nang-gian-doi/858928.antd