Vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không còn là câu chuyện xa lạ. Đặc biệt trong thời điểm gần đây xuất hiện một số hành vi vi phạm nghiêm trọng khi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thuốc chữa bệnh, quảng cáo không đúng sự thật, gian dối, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Tất cả những hành vi này đều vi phạm pháp luật và có mức xử phạt nhất định. Hãy cảnh giác và cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong bài viết này!
Cảnh báo từ Cục An toàn thực phẩm về hành vi quảng cáo TPBVSK sai sự thật
Hiện nay, qua quá trình hậu kiểm Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế phát hiện một số sản phẩm Thực phẩm chức năng/Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang quảng cáo không đúng bản chất sản phẩm, quảng cáo như thuốc chữa bệnh, quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, nhiều tổ chức, cá nhân lấy danh nghĩa tặng quà tặng từ thiện nhưng thực chất là bán Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mạo danh danh nghĩa cơ quan y tế, cơ quan quân đội, công an, thậm chí quảng cáo các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng có thể chữa các bệnh như tiểu đường, huyết áp, xương khớp,…
Các mức xử phạt hành chính với hành vi vi phạm quảng cáo TPBVSK không đúng sự thật
Căn cứ Nghị định 158/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo:
-
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình.
-
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tác dụng chính và phụ đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
-
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:
- Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;
- Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Nguồn: Thư viện pháp luật
Khuyến cáo người tiêu dùng trước thực trạng quảng cáo TPBVSK sai sự thật, quảng cáo như thuốc chữa bệnh
Trong khi Thanh tra Bộ Y tế, Cục ATTP đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông để làm rõ các tồn tại nêu trên, Bộ Y tế khuyến cáo tới người tiêu dùng:
- Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào chữa được bệnh, thay thế được thuốc chữa bệnh.
- Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
- Không mua và sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc bán trôi nổi.
- Khi mua các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, trong đó có Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế phải yêu cầu người bán cung cấp hóa đơn bán hàng để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hóa giữa hai bên.
- Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho cơ quan chức năng địa phương để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.
Nguồn: vfa.gov.vn
Giải pháp nào cho người tiêu dùng tránh khỏi những mối nguy từ quảng cáo TPBVSK không đúng sự thật?
Trách nhiệm từ đơn vị sản xuất TPBVSK
Medistar Việt Nam là đơn vị sản xuất TPBVSK - Mỹ phẩm uy tín hàng đầu trên thị trường trong suốt 10 năm qua. Bằng sứ mệnh tạo ra những sản phẩm chất lượng vượt trội có nguồn gốc từ thiên nhiên, chúng tôi luôn nỗ lực để đem đến giải pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng.
Đứng trước những thực trạng thông tin quảng cáo TPBVSK sai sự thật, chúng tôi hiểu được trách nhiệm của nhà sản xuất cần nâng cao chất lượng quá trình kiểm soát hơn bao giờ hết, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay để tránh mọi rủi ro cho người dùng. Đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất GMP, Medistar Việt Nam cam kết chất lượng đầu ra cho từng sản phẩm. Sự chặt chẽ trong từng khâu sản xuất, đặc biệt chú trọng từ giai đoạn hỗ trợ hồ sơ công bố, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm luôn đảm bảo nội dung ghi nhãn theo đúng nội dung công bố đã đăng ký tại Cục An toàn thực phẩm.
Người tiêu dùng nên làm gì trước những thông tin quảng cáo TPBVSK?
Đối với người tiêu dùng, cần chú ý những cảnh báo từ Cục ATTP như đã nêu trên. Bên cạnh đó, lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ đơn vị sản xuất TPCN đạt chuẩn GMP là cách đảm bảo an toàn về chất lượng sản phẩm. Bạn hãy trở thành người tiêu dùng thông thái khi đứng trước hàng ngàn thương hiệu TPBVSK trên thị trường. Chủ động theo dõi tin tức từ Cục ATTP để nắm bắt thông tin về những sản phẩm giả mạo và những cảnh báo trên thị trường thực phẩm chức năng hiện nay. Đặc biệt tỉnh táo trước những thông tin quảng cáo về TPBVSK, bạn đã góp phần bảo vệ bản thân và gia đình trước những kẻ lợi dụng kiếm "lợi nhuận" từ sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật trong mùa dịch này.