Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả mạo điều trị COVID - 19 đang là mối quan tâm đặc biệt đối với ngành dược trong những ngày qua. Trong bối cảnh dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp, nhu cầu và tâm lý phòng chống bệnh của người dân tăng cao, đã có đơn vị lợi dụng nỗi lo lắng của người dân về tình trạng sức khỏe, bất chấp pháp luật để tung ra thị trường một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe với công dụng "kháng virus, kháng COVID - 19, phòng chống COVID - 19",...Vậy, thực hư câu chuyện này ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này!
Thực hư câu chuyện thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả mạo điều trị COVID - 19
Chiều ngày 26/07 vừa qua, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã phát đi cảnh báo khẩn về 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống xuyên tâm liên giả mạo với khả năng điều trị Covid - 19. Cục An toàn thực phẩm đã khẳng định 2 sản phẩm này chưa đăng ký bản công bố tại Cục mà đã cho sản xuất. Đây được coi là hành vi không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp trầm trọng.
Hai sản phẩm giả mạo đã ghi trên bao bì sản phẩm những công dụng như: kháng virus, kháng COVID - 19, kháng viêm, điều trị đau họng cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp, phòng chống COVID - 19,… Trong khi đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không được phép ghi công dụng điều trị bệnh. Đặc biệt với công dụng "kháng COVID - 19" hay "phòng chống COVID - 19" là thông tin sai sự thật bởi chưa có bất cứ tài liệu nào chứng minh được công dụng từ những sản phẩm này. Thêm vào đó, những sản phẩm này còn chưa được đăng ký bản công bố tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.
Mức độ nguy hiểm của thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả mạo
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một trong những sản phẩm đặc thù, nhất là trong thời điểm nhạy cảm này. Dịch bệnh COVID - 19 đang có những diễn biết căng thẳng, người dân đặc biệt quan tâm và lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được rất nhiều người quan tâm tìm kiếm.
Lợi dụng tâm lý lo lắng về sức khỏe của người tiêu dùng, đơn vị kinh doanh thực phẩm chức năng giả mạo này đã bỏ qua những quy định pháp luật chỉ vì cám dỗ mang tên "lợi nhuận". Giả mạo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng điều trị COVID - 19 mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điều đáng quan ngại nhất là dẫn đến tâm lý chủ quan cho người dùng bởi khả năng đặc biệt giúp họ không sợ lây nhiễm virus từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả mạo này. Điều này sẽ tạo rào cản lớn đối với các biện pháp phòng chống dịch bệnh, dẫn đến nguy cơ bùng phát và rất khó để kiểm soát sau những nỗ lực giãn cách trong thời gian qua.
Hậu quả nghiêm trọng hơn phải kể đến đó là gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tính mạng con người. Bởi với công dụng "thần thánh" có khả năng kháng COVID, người tiêu dùng nếu mắc bệnh thay vì đến cơ sở y tế sẽ tự ý điều trị. Trong trường hợp diễn biến bệnh tình xấu và nặng, nếu không can thiệp kịp thời bởi pháp đồ điều trị hiện đại, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả mạo đem đến những mối nguy khôn lường. Vì vậy, hãy trở thành người tiêu dùng thông thái nếu phát hiện những sản phẩm này trên thị trường.
Cục An toàn thực phẩm đưa ra cảnh báo với người tiêu dùng về thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả mạo
Đứng trước những mối nguy khôn lường từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả mạo, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn:
- Không có bất kỳ loại thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào chữa được COVID - 19 hay kháng COVID - 19
- Bất kỳ loại thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào cũng không được phép ghi công dụng “điều trị bệnh”
- Người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có ghi các công dụng điều trị bệnh hay chống Covid - 19 trên thị trường
-Khi có các triệu chứng sốt, ho, khó thở, cần liên hệ ngay với cơ quan Y tế để được hướng dẫn khám, điều trị kịp thời
Nguồn: VFA
Trước đó, Bộ Y tế đã cho phép sử dụng dược liệu cổ truyền xuyên tâm liên trong bài thuốc điều trị COVID - 19. Tuy nhiên, đây không phải "thần dược" và nếu chỉ dùng xuyên tâm liên cũng không thể có khả năng chữa trị Covid. Bộ Y tế còn kết hợp nhiều dược liệu khác trong bài thuốc hỗ trợ điều trị COVID - 19 như thanh cao hoa vàng, diếp cá, vàng đắng, núc nác, nghệ, gừng,… và nhiều vị thuốc khác. Chính vì vậy, bạn không nên tin vào thực phẩm bảo vệ sức khỏe có những công dụng điều trị bệnh, đặc biệt là những công dụng liên quan đến điều trị COVID - 19. Khi gặp những sản phẩm này, bạn nên báo ngay với cơ quan
Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Chữ "tâm" đặt lên hàng đầu
Là đơn vị sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Mỹ phẩm uy tín hàng đầu thị trường trong 10 năm qua, Medistar Việt Nam luôn đặt chữ "tâm" trong từng sản phẩm. Chất lượng làm nên thương hiệu - Chất lượng tạo dựng niềm tin và sự hài lòng với khách hàng - Medistar Việt Nam tròn một thập kỷ gây dựng thương hiệu chất lượng. Trong tình hình dịch bệnh Covid đầy biến động, chúng tôi tin rằng, với những nỗ lực mang nhiều sản phẩm chất lượng cao, xuất phát từ chữ "tâm", Medistar Việt Nam sẽ góp phần cải thiện và nâng cao sức khỏe mọi người. Hãy trở thành người tiêu dùng thông thái nhất, lựa chọn sản phẩm thực sự chất lượng và uy tín trên thị trường. Nếu phát hiện bất cứ sản phẩm thực phẩm chức năng nào giả mạo điều trị Covid - 19, hãy báo ngay cho các cơ quan chức năng gần nhất! Hãy bảo vệ bản thân và những người xung quanh bằng những hành động thiết thực!