Rau má có tên khoa học là Centella asiatica mọc ở khu vực các nước vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Nam Mỹ… Thông thường nhân dân ta thường dùng rau má để ăn hoặc chỉ làm nước uống giúp thanh nhiệt giải độc trong mùa hè mà không biết rằng trong rau má còn vô số các hợp chất có lợi.
Theo các nhà khoa học trong rau má có thành phần tricopen, saponin, tinh dầu, các hợp chất polyacetilen, flavonoid, steroid, dầu béo, acid amin, tanin, vitamin C, alcaloid...
Hoạt chất bracoside A trong rau má kích thích mô sản xuất nitric oxide (NO), giúp giãn nở các tiểu động mạch và mao mạch, làm lượng máu di chuyển tới các mô được nhiều hơn; bảo vệ thành mạch, làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Được điều trị và phòng bệnh liên quan đến thiểu năng mạch, viêm tắc mạch máu...
Các hợp chất asiaticosid, acid asiatic, acid madecassic trong rau má có tác dụng làm cân bằng sự sản sinh collagen, giảm sự đứt gãy, sắp xếp lộn xộn của collagen ở lớp trung bì trong tổn thương da bệnh xơ cứng bì. Thúc đẩy tái tạo da, phục hồi các tổn thương da, tăng cường tuần hoàn tới các đầu chi, cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu cục bộ gây loét, hoại tử, rối loạn thần kinh ở đầu chi.Rau má được sử dụng để chữa lành vết thương và vết loét ngoài da.
Hiện nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật các nhà khoa học đã chiết xuất được những hợp chất tốt của rau má để đưa vào sản xuất các loại thực phẩm chức năng dùng làm thuốc bổ thần kinh giúp cải thiện tinh thần và trí nhớ, đặc biệt ở người cao tuổi; dùng để điều trị sốt và các bệnh đường hô hấp.