Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây sả
13/08/2015 - 12:00 AM - 259 lượt xem

Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây sả

Sả là một trong những nguyên liệu khá phổ biến trong món ăn hằng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên, ngoài việc làm tăng hương vị cho các món ăn, sả còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, chống khuẩn, trị các bệnh về viêm nhiễm…

Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây sả - Ảnh 1

Sả giúp hỗ trợ tiêu hóa, chống khuẩn

Hỗ trợ tiêu hóa

Dùng trà từ sả hoặc tinh dầu sả sẽ hạn chế bệnh đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.

Chống khuẩn

Trong sả có chứa các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, sử dụng sả trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận rất hiệu quả.

Giảm huyết áp

Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

Tốt cho hệ thần kinh

Sả rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh… Tinh dầu có trong sả giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.

Trị các bệnh về viêm nhiễm

Do đặc tính kháng viêm và chống nhiễm khuẩn, nước ép từ sả có thể dùng như một loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm khớp, gout và viêm đường tiết niệu. Cũng nhờ đặc tính kháng khuẩn, trà sả có tác dụng loại bỏ các vi sinh vật gây hại cho cơ thể, trị các bệnh về nấm, nhiễm trùng nấm men.

Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây sả - Ảnh 2

Không chỉ là hương vị trong món ăn mà còn chữa được nhiều bệnh

Giải độc hiệu quả

Sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric. Chính vì thế, sả được sử dụng như một loại thuốc để giải độc trong cơ thể.

Khử mùi và xua đuổi côn trùng trong nhà

Sả có thể dùng làm gia vị, dùng làm thuốc chữa bệnh nên rất lành tính. Vì vậy, việc dùng tinh dầu sả trong phòng ngủ hay phòng tắm thường xuyên chắc chắn sẽ không gây hại cho sức khỏe. Trái lại, tinh dầu sả với mùi thơm dễ chịu, tươi mát không chỉ giúp ta khử mùi, tạo ra không thư giãn, thoải mái mà còn là giải pháp hữu hiệu để xua đuổi các loại côn trùng gây hại.

Trị rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.

Chống trầm cảm

Sả có tác dụng hạ sốt, chống trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt, nhất là uống một ly nước có pha vài giọt tinh dầu sả ngay sau các bữa ăn. Người ta còn sử dụng hương thơm của sả trong các phương pháp trị liệu khác như xông hơi, tắm hơi để thư giãn cơ thể và tạo cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc.

Bình luận Facebook
Các bài viết khác
Chúc mừng ngày thầy thuốc việt nam 27/02 26 02/2024 Chúc mừng ngày thầy thuốc việt nam 27/02
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, Medistar gửi lời cảm ơn & chúc mừng tới đội ngũ y bác sĩ, dược sỹ... cán bộ nhân viên cùng Đối tác hoạt động trong ngành luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công trong nghề!
Tpbvsk ích niệu khang do medistar việt nam sản xuất được nghiên cứu và công bố hiệu quả trên tạp chí hàng đầu của mỹ! 21 04/2023 Tpbvsk ích niệu khang do medistar việt nam sản xuất được nghiên cứu và công bố hiệu quả trên tạp chí hàng đầu của mỹ!
Mới đây, nghiên cứu về hiệu quả và khả năng dung nạp của sản phẩm Ích Niệu Khang (sản xuất tại nhà máy Medistar Việt Nam và phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm FOBIC) đã được công bố trên 2 tạp chí hàng đầu của Mỹ
9 điều cần lưu ý cho f0 điều trị tại nhà! 25 02/2022 9 điều cần lưu ý cho f0 điều trị tại nhà!
Hiện nay, F0 điều trị tại nhà không phải điều hiếm gặp. Bộ Y tế đã chính thức hướng dẫn F0 điều trị tại nhà với 9 điều cần lưu ý!