Tại Medistar Việt Nam, chúng tôi đã gặp rất nhiều khách hàng đến với tâm thế hào hứng, nhiều ý tưởng nhưng lại khá mơ hồ trong cách bắt đầu. Và điều đó hoàn toàn dễ hiểu – bởi sản xuất thực phẩm chức năng là một hành trình chuyên môn, pháp lý và chiến lược, không chỉ đơn thuần là "làm ra một sản phẩm".
Với hơn 14 năm đồng hành cùng các thương hiệu từ giai đoạn lên ý tưởng đến khi sản phẩm ra thị trường, chúng tôi đúc kết 4 điều bạn nên chuẩn bị rõ ràng và cụ thể trước khi gửi yêu cầu sản xuất tới nhà máy, để tiết kiệm thời gian, công sức và chọn đúng đối tác sản xuất ngay từ đầu.
1. Xác định rõ sản phẩm bạn muốn làm và nhóm đối tượng hướng đến
Hãy bắt đầu bằng câu hỏi cơ bản: Sản phẩm này dành cho ai? Giải quyết vấn đề gì về sức khỏe?
Việc xác định rõ nhu cầu và chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp bộ phận R&D có định hướng phát triển công thức sát với mục tiêu sử dụng và hành vi tiêu dùng thực tế. Ngược lại, nếu thông tin ban đầu mơ hồ, nhà máy khó đưa ra giải pháp phù hợp – dễ khiến quá trình phải sửa đổi nhiều lần, đi lòng vòng và tốn thời gian cho cả hai phía.
2. Có định hướng về hoạt chất chính hoặc công thức sơ bộ
Bạn không cần chuẩn bị một công thức hoàn chỉnh. Nhưng nếu có thể chia sẻ hoạt chất chính, nhóm chức năng mong muốn hoặc sản phẩm tham khảo gần nhất, nhà máy sẽ:
-
Dễ dàng xác định tính khả thi
-
Tư vấn công thức đảm bảo hiệu quả – pháp lý – ổn định sản xuất – tối ưu chi phí
Trong quy trình phát triển sản phẩm, mỗi thành phần đều cần cân nhắc kỹ giữa tính hiệu quả – hợp chuẩn – tính ổn định trong sản xuất. Vì thế, thông tin càng cụ thể, tiến độ nghiên cứu và tư vấn sản phẩm càng cụ thể và nhanh chóng hơn.
3. Xác định quy mô sản xuất và ngân sách dự kiến:
Bạn đang có kế hoạch làm thử lô nhỏ để khảo sát thị trường, hay hướng tới sản xuất số lượng lớn ngay từ đầu? Mỗi nhà máy lại có năng lực sản xuất khác nhau, việc đưa ra số lượng dự kiến sẽ giúp nhà máy đánh giá khả năng tiếp nhận đơn hàng và tư vấn đúng năng lực. Tương tự, việc nêu rõ ngân sách dự kiến để nhà máy xem xét khả năng đáp ứng, nếu bạn muốn làm dòng cao cấp mà ngân sách chưa phù hợp, nhà máy sẽ tư vấn hướng đi khả thi hơn. Việc đưa ra càng rõ ràng những thông tin này ngay từ đầu sẽ giúp cả hai bên tiết kiệm thời gian và đưa ra quyết định chính xác hơn.
4. Xác định rõ kênh bán hàng - yếu tố chiến lược ngay từ đầu!
Việc xác định kênh bán hàng không chỉ là lựa chọn một công cụ tiếp cận thị trường, mà còn là yếu tố ảnh hưởng xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm. Bạn cần có sẵn định hướng sản phẩm của mình sẽ được bán ở đâu? Và đến tay người tiêu dùng bằng cách nào? Xác định kênh bán hàng ngay từ đầu không chỉ giúp khách hàng chủ động hơn về chiến lược, mà còn giúp nhà máy hiểu rõ sản phẩm cần hướng đến đâu, từ đó tối ưu hoá mọi khâu sản xuất – thiết kế – tư vấn – pháp lý.

Bạn không cần là chuyên gia hay cũng không phải chuẩn bị mọi thứ hoàn hảo ngay từ đầu. Nhưng nếu rõ ràng cả 4 điều trên, bạn sẽ:
-
Chủ động hơn trong quá trình làm việc
-
Tiết kiệm thời gian – chi phí – nhân lực
-
Chọn được đối tác phù hợp với chiến lược kinh doanh
Medistar Việt Nam không chỉ là nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP, mà là đối tác đồng hành cùng doanh nghiệp từ giai đoạn hình thành ý tưởng đến lúc sản phẩm ra thị trường. Nếu bạn đang có kế hoạch phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng mang thương hiệu riêng, đừng ngần ngại kết nối với chúng tôi để được tư vấn lộ trình phù hợp nhất!
Liên hệ hotline: 0976 86 83 38 hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn gia công thực phẩm chức năng tại nhà máy Medistar Việt Nam.