4 nhóm bệnh dễ gặp trong mùa mưa và cách phòng tránh!
15/09/2021 - 12:00 AM - 647 lượt xem

Sau những chuỗi ngày nắng nóng thì mưa có thể mang lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, thời tiết ẩm ướt trong mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi, nảy nở. Thêm vào đó, sự thay đổi nhiệt độ bất thường sẽ khiến hệ thống miễn dịch của chúng ta bị suy yếu. Bạn nên biết 4 nhóm bệnh rất dễ mắc phải trong mùa mưa và cách bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh trong bài viết này!

Bệnh truyền nhiễm do muỗi

Sốt xuất huyết

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, nước tù đọng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa bão các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát triển mạnh. Điển là bệnh sốt xuất huyết. Bệnh rất dễ lây và bùng phát trên diện rộng. Mùa mưa bão hàng năm đồng thời cũng là đỉnh dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi. Để phòng bệnh, chúng ta cần phá dỡ nơi sản sinh của muỗi, dẹp bỏ các dụng cụ chứa nước tù đọng, diệt bọ gậy/loăng quăng. Nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà.

Bệnh sốt rét:

Sốt rét thường song hành với những ngày mưa và gió mùa. Khi mưa, nước đọng lại sẽ giúp cho quá trình sinh sản của muỗi phát triển. Sự lây lan của bệnh sốt rét có thể được ngăn chặn bằng cách luôn giữ môi trường xung quanh nơi ở được thông thoáng, sạch sẽ, không có bất cứ đồ vật nào hay nơi nào chứa nước đọng.

Bệnh đường hô hấp

Những ngày mưa kéo dài rất dễ làm gia tăng các bệnh đường hô hấp. Đối tượng thường gặp nhất là người cao tuổi, trẻ em và người có các bệnh mạn tính về đường hô hấp. Bệnh thường gặp nhất là viêm họng, cảm cúm. Nếu không được điều trị dứt điểm và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt có thể biến chứng sang viêm tiểu phế quản, phế quản, viêm phổi gây khó khăn trong điều trị.

Các dấu hiệu mắc bệnh đường hô hấp sau những ngày mưa có thể kể đến như: đau họng khi nuốt, rát cổ họng, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. 

Khó thở cũng là triệu chứng rất dễ gặp khi mắc các bệnh hô hấp. Cảm giác khó thở tăng do bất kỳ hoạt động thể lực nào. Khó thở khi nằm, khó thở thì hít vào, thì thở ra. 

Ho dai dẳng là phản xạ rất khó chịu của các bệnh hô hấp. Phản xạ ho có thể khởi phát bởi kích thích các cơ quan ở đường khí phế quản, đường hô hấp trên và những nơi khác như ở các xoang, ống tai, màng phổi, màng ngoài tim, thực quản, dạ dày và cơ hoành.

Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của COVID -19. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng trên, mọi người cần đi khám sớm nhất để điều trị, tránh biến chứng phức tạp và gây nguy cơ lây lan dịch bệnh nếu mắc phải.

Các bệnh về da

Những ngày mưa diễn ra liên tục sẽ dẫn đến tình trạng điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm ký sinh gây ra), chốc lở, mẩn ngứa…

Bệnh do nguồn nước ô nhiễm

Bệnh tiêu chảy thường gia tăng đáng kể sau mưa lũ. Do người dân phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn, thức ăn chưa nấu chín,... nên dễ mắc tiêu chảy. Các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...). Bệnh tiêu chảy cũng dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với chất thải của người bệnh với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.

Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa

Điều kiện sống hiện nay đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì nguy cơ mắc các bệnh mùa mưa xảy ra vẫn rất cao.

Bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như:

bệnh mùa mưa

- Ăn chín, uống sôi, bảo đảm an toàn thực phẩm

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc trực tiếp với động vật tươi sống.

- Thực hiện thau rửa bể nước, (giếng nước), dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Không để các vật dụng trong nhà chứa nước đọng lâu ngày. Lưu ý vệ sinh thường xuyên những nơi dễ trở thành “nhà ở” của muỗi như bể cá, chậu cây cảnh,...

- Bảo đảm vệ sinh môi trường xung quanh

- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đồng thời tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh

Ngoài ra, bạn nên mắc màn khi ngủ, tiêu diệt muỗi bằng nhiều cách để phòng bệnh sốt xuất huyết…

Bên cạnh đó, bạn hãy tăng cường sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, kết hợp bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngủ nghỉ khoa học.

Trong điều kiện giãn cách xã hội hiện nay, khi thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị tại nhà nếu không thực sự cần thiết đến bệnh viện. Trong trường hợp bắt buộc phải điều trị tại cơ sở y tế, hãy tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.

Bình luận Facebook
Các bài viết khác
Chúc mừng ngày thầy thuốc việt nam 27/02 26 02/2024 Chúc mừng ngày thầy thuốc việt nam 27/02
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, Medistar gửi lời cảm ơn & chúc mừng tới đội ngũ y bác sĩ, dược sỹ... cán bộ nhân viên cùng Đối tác hoạt động trong ngành luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công trong nghề!
Tpbvsk ích niệu khang do medistar việt nam sản xuất được nghiên cứu và công bố hiệu quả trên tạp chí hàng đầu của mỹ! 21 04/2023 Tpbvsk ích niệu khang do medistar việt nam sản xuất được nghiên cứu và công bố hiệu quả trên tạp chí hàng đầu của mỹ!
Mới đây, nghiên cứu về hiệu quả và khả năng dung nạp của sản phẩm Ích Niệu Khang (sản xuất tại nhà máy Medistar Việt Nam và phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm FOBIC) đã được công bố trên 2 tạp chí hàng đầu của Mỹ
9 điều cần lưu ý cho f0 điều trị tại nhà! 25 02/2022 9 điều cần lưu ý cho f0 điều trị tại nhà!
Hiện nay, F0 điều trị tại nhà không phải điều hiếm gặp. Bộ Y tế đã chính thức hướng dẫn F0 điều trị tại nhà với 9 điều cần lưu ý!