Tinh dầu bạc hà có lẽ đã rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Từ xưa đến nay, cây bạc hà không chỉ được ứng dụng trong y học, mà còn được sử dụng trong ngành mỹ phẩm. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu những công dụng bất ngờ từ "kho báu tinh dầu" này nhé!
Cây bạc hà - Loài thảo dược gần gũi với đời sống
Bạc hà là cây thảo, sống lâu năm có thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao từ 30 - 40 cm hoặc hơn, màu xanh lục hoặc tím tía, đôi khi phân nhánh. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, cuống ngắn, mép lá khía tăng đều.
Cây bạc hà có hoa nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím hồng. Chúng thường mọc tụ tập ở kẽ lá tạo thành những vòng nhiều hoa. Loài cây này được phân bố ở vùng ôn đới châu Âu và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, bạc hà mọc tự nhiên tại các vùng núi cao có khí hậu ẩm mát như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Mù Cang Chải (Yên Bái).
Các bộ phận dùng của cây bạc hà
Lá được thu hái vào mùa ra hoa và những bộ phận trên mặt đất. Tinh dầu bạc hà được chiết xuất từ lá và những bộ phận trên mặt đất đã được tinh chế.
Tác dụng dược lý từ tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà và menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh. Bên cạnh đó còn có công dụng sát khuẩn mạnh. Chúng cùng được dùng trong trường hợp ngứa của một số bệnh ngoài da, bệnh về tai mũi họng.
Bạc hà, tinh dầu bạc hà hay menthol uống với 1 liều rất nhỏ cũng có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Với liệu lớn có thể gây kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột. Tinh dầu bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, có thể gây tê liệt thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của menthol.
Tinh dầu bạc hà làm giảm sự vận động và chống sự co thắt của ruột non. Các chất menthol làm ức chế vận động của đường tiêu hóa từ ruột trở xuống và có tác dụng làm giãn mao mạch.
5 công dụng bất ngờ từ cây bạc hà
- Bạc hà trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, ho, viêm họng sưng đau, mắt đỏ, ngứa nổi mề đay, đau bụng, đầy trướng, tiêu hóa kém, nôn mửa. Chúng thường được dùng phối hợp với nhiều thuốc khác
- Bạc hà dùng làm thuốc thơm dễ uống và chữa đau bụng đi ngoài
- Tinh dầu bạc hà có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau như khớp xương, thái dương khi nhức đầu.
- Cây khô bạc hà được dùng làm thuốc chống co thắt, gây trung tiện, tống hơi trong ruột ra, làm dễ tiêu, làm lạnh, gây tác dụng kích thích, điều kinh, lợi tiểu.
- Nước hãm lá bạc hà dùng để điều trị bệnh thấp khớp và chứng ăn không tiêu. Tinh dầu bạc hà đã loại bỏ menthol được dùng làm thơm nước súc miệng, kem đánh răng và dược phẩm.
Bạc hà nổi tiếng với 2 bài thuốc cổ truyền:
Thuốc chữa nôn, thông mật, giúp tiêu hóa:
Lá hay toàn bộ cây bạc hà bỏ rễ (5g), pha vào 200ml nước sôi, cách 3 giờ uống 1 lần. Có thể dùng cồn bạc hà theo công thức trên để uống thay, mỗi lần dùng 5 - 10 giọt hoặc hơn.
Chè cảm mạo chữa nhức đầu
Lá bạc hà (6g), kinh giới (6g), phòng phong (5g), bạch chỉ (4g), hành hoa (6g), đổ nước sôi vào, hãm trong 20 phút, dùng uống lúc còn ấm nóng.
Sử dụng tinh dầu bạc hà liệu có an toàn hay không?
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống chiết xuất bạc hà như ợ chua, buồn nôn hoặc nôn.
Liệu pháp hương thơm hoặc sử dụng tại chỗ với tinh dầu bạc hà pha loãng có thể mang lại những lợi ích đáng kể với ít rủi ro. Lưu ý rằng tinh dầu thơm bạc hà có thể gây độc cho vật nuôi. Đặc biệt lưu ý khi sử dụng liệu pháp hương thơm từ tinh dầu bạc hà cho trẻ em, phụ nữ mang thai.
Nếu dùng với liều lượng rất lớn, tinh dầu bạc hà có thể gây độc. Nó chứa một hợp chất độc hại đã biết có tên là pulegone. Các công thức mỹ phẩm của dầu bạc hà được cho là chứa một phần trăm pulegone hoặc ít hơn, mặc dù trong một số trường hợp, chúng có thể chứa nhiều hơn.
Điều quan trọng cần nhớ là tinh dầu bạc hà rất đậm đặc và luôn phải được pha loãng đúng cách trước khi sử dụng tại chỗ.
Trong một số trường hợp, dầu bạc hà bôi lên da có thể gây kích ứng hoặc phát ban. Nếu bạn lo lắng về việc da có phản ứng với dầu bạc hà, trước tiên hãy thử một lượng nhỏ trên da.
Những ai không nên sử dụng tinh dầu bạc hà?
- Người bị thiếu men G6PD. Những người bị thiếu hụt enzym cụ thể, được gọi là thiếu hụt G6PD, nên tránh sử dụng bạc hà dưới dạng chiết xuất hoặc dầu trong liệu pháp hương thơm.
- Những người đang dùng một số loại thuốc. Xông hơi bằng dầu bạc hà có thể ức chế một loại enzym có tên là CYP3A4, enzym này chịu trách nhiệm phân hủy nhiều loại thuốc khác nhau. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo toa nào, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu bạc hà.
- Trẻ em và trẻ sơ sinh. Bạn nên tránh thoa dầu bạc hà lên mặt hoặc ngực của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi hít phải tinh dầu bạc hà có trong dầu bạc hà.
- Dầu thơm bạc hà cũng có thể là những vật nuôi độc hại như chó và mèo.
Nguồn tham khảo: Cây thuốc và động vật làm thuốc tại Việt Nam, Healthline
Ứng dụng chiết xuất cây bạc hà trong sản xuất tại Medistar Việt Nam
Cây bạc hà được ví như “kho báu tinh dầu” từ thiên nhiên. Dựa trên các tài liệu nghiên cứu khoa học về công dụng của cây bạc hà, nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế chuẩn GMP Medistar Việt Nam đã ứng dụng chiết xuất bạc hà trong các sản phẩm như nước súc miệng, dung dịch sát khuẩn tay, cao xoa bóp giảm đau,...
Đội ngũ chuyên gia tại Medistar đã trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm các công thức sản phẩm có thành phần chiết xuất từ cây bạc hà, đảm bảo với liều lượng an toàn, hiệu quả cao khi sử dụng.
Để lại thông tin tại đây để được tư vấn dịch vụ sản xuất TPBVSK - Mỹ phẩm tại nhà máy chuẩn GMP Medistar Việt Nam ngay hôm nay!