Thực phẩm chức năng hiện nay là một lĩnh vực kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận. Chỉ tính riêng thị trường Việt Nam hiện có khoảng hơn 4.000 đơn vị kinh doanh, phân phối ( 2013 –Hiệp hội thực phẩm chức năng). Điều này đã cho thây mức hấp dẫn của ngành này với các nhà kinh doanh. Tuy nhiên cũng có một thực thế là so với lượng nhà phân phối đông đảo thì số lượng các nhà sản xuất thực phẩm chức năng thì khá ít, đặc biệt là các nhà sản xuất chất lượng thì chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Được manh nha xuất hiện từ những năm 1900 khi người dân bắt đầu biết sử dụng những loại thực phẩm sẵn có trong tự nhiên như muối để chữa bệnh bướu cổ, cà rốt để phòng bệnh thiếu vitamin A. Người dân ở thời đó chưa hiểu một cách rõ ràng và chính xác vì sao các thực phẩm đó có thể chữa được bệnh, nhưng đã biết sử dụng thực phẩm như một cách chữa bệnh an toàn.
Tuy nhiên thuật ngữ “ thực phẩm chức năng” xuất hiện đầu tiên ở Mỹ và các nước Tây Âu vào khoản đầu thế kỉ 19. Khi đó người ta muốn tìm một loại thực phẩm có thể phòng chống được bệnh tật, tiện lợi, mà không phải ăn quá nhiều các loại thực phẩm bổ dưỡng. Cùng với đó, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển đã kéo theo sự phát triển của các ngành hóa học hữu cơ, hóa phân tích, hóa sinh phát triển, người ta mới làm rõ ra vai trò sinh học của mỗi loại chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với cơ thể.Cho phép con người tổng hợp lại dưỡng chất có lợi để đưa vào các thực phẩm có lợi cho con người.
Hiện nay,Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường lớn trong ngành này, tiếp theo là châu Á Thái Bình Dương và châu Âu. Sự phát triển của thị trường thực phẩm chức năng xuất phát từ xu hướng xã hội ngày càng quan tâm tới việc phòng ngừa các bệnh liên quan tới sức khỏe nhiều hơn trước.Gần đây, Trung Quốc với lợi thế có ngành Đông Y phát triển đã kế thừa và phát triển cho ra đời nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng nhiều nhất trên thế giới, khoảng hơn 10.000 loại ( theo số liệu 2010), xuất khẩu hơn 80 nước trên thế giới. Hiện nay với sự gia tăng đáng bóng động của tình trạng ô nhiễm môi trường thì thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng đạt tới khoảng 305 tỷ vào năm 2020, mức tộ tăng trưởng mỗi năm vào khoảng 8,5%. Đây là cơ hội to lớn cho các nhà sản xuất và kinh doanh.
Ở Việt Nam, ngành kinh doanh này đang có tiềm năng vô cùng lớn. Theo PGS.TS Trần Đáng, chủ tịch Hiệp hội thực phẩn chức năng Việt Nam chỉ riêng giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã đạt khoảng 1 triệu USD/năm và thị trường trong nước không ngừng mở rộng với tốc độ khoảng 9-10%/năm.
Tóm lại, ngành kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn cho các nhà kinh doanh bởi nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.