Những bệnh dễ mắc vào mùa thu và cách phòng tránh bạn nên biết!
01/08/2020 - 12:00 AM - 307 lượt xem

 

Mùa thu thường được coi là mùa đẹp nhất và được nhiều người mong chờ nhất trong năm bởi thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Nhưng thực tế, sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn giữa ngày và đêm trong tiết trời mùa thu là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh mà ít người biết đến. Medistar Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu những căn bệnh dễ mắc vào mùa thu và những biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của bạn trong bài viết này!

Một số bệnh hay mắc vào mùa thu bạn nên biết

Nhóm bệnh về đường hô hấp

Những bệnh về đường hô hấp rất dễ mắc phải trong mùa thu, đặc biệt với trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên rất khó thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Nhóm bệnh này được chia làm 2 loại:

Viêm đường hô hấp trên cấp và mạn tính (viêm viêm họng, VA, amidan). Viêm hô hấp cấp tính gây sốt cao kèm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, niêm mạc họng đỏ (trẻ em nôn nhiều, quấy khóc). Nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và chuyển thành mạn tính.

Viêm đường hô hấp dưới gồm các bệnh như viêm phế quản, viêm thanh quản, khí quản, tiểu phế quản, viêm phổi (thường ít gặp hơn nhưng khi mắc thường hay bị nặng). Các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản gây ho nhiều và dữ dội về ban đêm, thở khò khè, thậm chí ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn... Các triệu chứng này biểu hiện bệnh đã nặng, cần đi khám chữa ngay, không nên tự chữa ở nhà, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Nhóm bệnh về xương khớp

Mùa thu là thời điểm các nhóm bệnh về xương khớp gia tăng, điển hình nhất phải kể đến bệnh đau nhức xương khớp. Hiện nay, đau nhức xương khớp không chỉ phổ biến ở nhóm người cao tuổi mà bắt đầu phổ biến ở nhóm phụ nữ sau tuổi 35. Để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu, cần chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường và điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp thể trạng từng người.

Nhóm bệnh dị ứng

Các dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói… là những tác nhân gây các chứng dị ứng như: viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản…, nhất là khi thời tiết khô hanh trong mùa thu. Để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng, giữ vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sống sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế mắc bệnh.

Nhóm bệnh tim mạch

Trong những ngày chuyển mùa sang thu, nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ tăng cao, nhất là những người có vấn đề về tim mạch sẽ càng tăng nguy cơ bị bệnh suy tim. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên đề phòng chứng tăng huyết áp, khó thở, tim đập nhanh do sự thay đổi nhiệt độ dễ gây ra những cơn co thắt nhiều ở mạch máu.

Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và tăng cường tập thể dục. 

Sốt và cảm lạnh

Sốt do virus là bệnh thường gặp và phổ biến nhất trong thời điểm giao mùa, với các triệu chứng dễ nhận biết như hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu... với nền nhiệt độ từ 38,5℃ trở lên. Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó tự khỏi. Ở thể nặng hơn, người bệnh sốt li bì 5-7 ngày và dễ gặp các biến chứng viêm long đường hô hấp cấp trên, viêm phổi…

Để phòng tránh sốt virus, cần giữ vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng fluor, giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực, nhất là thời điểm sáng sớm và buổi tối hay khi ngủ.

Làm thế nào để phòng tránh các bệnh dễ mắc vào mùa thu?

Để phòng tránh các căn bệnh dễ mắc trong mùa thu, chúng ta cần nâng cao ý thức tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nâng cao thể lực chống lại khả năng virus xâm nhập vào cơ thể. Tùy theo từng độ tuổi, bạn nên lựa chọn các bài tập và cường độ tập luyện phù hợp, nên luyện tập thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.

Giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sống, tạo tinh thần thoải mái nhất chính là biện pháp hạn chế các căn bệnh nói chung một cách hiệu quả.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết là biện pháp đặc biệt quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và hạn chế tối đa nguy cơ virus tấn công hệ miễn dịch. Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm tươi sạch, thực phẩm tự nhiên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng cần thiết. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín để bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết mà trong thực đơn hàng ngày chưa đáp ứng đủ, đồng thời thực phẩm chức năng cũng sẽ hỗ trợ điều trị hoặc cải thiện các vấn đề sức khỏe của bạn và gia đình. Medistar Việt Nam là đơn vị sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, đã được Cục ATTP - Bộ Y tế cấp chứng nhận nhà máy đạt chuẩn ISO 22000 và GMP. Bạn có thể lựa chọn các dòng thực phẩm chức năng do Medistar sản xuất để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.

Trên đây là một số bệnh dễ mắc trong mùa thu và những biện pháp phòng tránh bạn nên biết. Hy vọng những kiến thức Medistar mang lại sẽ giúp bạn và gia đình mạnh khỏe, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh COVID - 19 đang bùng phát trở lại hiện nay. Hãy cùng Medistar thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người ngay hôm nay!

 
Bình luận Facebook
Các bài viết khác
Chúc mừng ngày thầy thuốc việt nam 27/02 26 02/2024 Chúc mừng ngày thầy thuốc việt nam 27/02
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, Medistar gửi lời cảm ơn & chúc mừng tới đội ngũ y bác sĩ, dược sỹ... cán bộ nhân viên cùng Đối tác hoạt động trong ngành luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công trong nghề!
Tpbvsk ích niệu khang do medistar việt nam sản xuất được nghiên cứu và công bố hiệu quả trên tạp chí hàng đầu của mỹ! 21 04/2023 Tpbvsk ích niệu khang do medistar việt nam sản xuất được nghiên cứu và công bố hiệu quả trên tạp chí hàng đầu của mỹ!
Mới đây, nghiên cứu về hiệu quả và khả năng dung nạp của sản phẩm Ích Niệu Khang (sản xuất tại nhà máy Medistar Việt Nam và phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm FOBIC) đã được công bố trên 2 tạp chí hàng đầu của Mỹ
9 điều cần lưu ý cho f0 điều trị tại nhà! 25 02/2022 9 điều cần lưu ý cho f0 điều trị tại nhà!
Hiện nay, F0 điều trị tại nhà không phải điều hiếm gặp. Bộ Y tế đã chính thức hướng dẫn F0 điều trị tại nhà với 9 điều cần lưu ý!