Từ xa xưa, cam thảo bắc đã được sử dụng là một loài thuốc quý với nhiều công dụng nổi bật như chữa ho, chống viêm loét dạ dày, hỗ trợ làm lành vết thương và có tác dụng điều vị trong nhiều phương thuốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng vị thuốc quý này bởi một số lưu ý đặc biệt bạn cần biết trong bài viết dưới đây.
Những tác dụng quý của cam thảo bắc
Cam thảo bắc không chỉ được sử dụng trong Đông y mà còn được dùng trong y dược hiện đại bởi nhiều công dụng tốt được mọi người biết tới.
Cam thảo bắc là một vị thuốc quý từ thời xưa
Trong dược lý hiện đại, cam thảo bắc có tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ nên mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như: chống viêm loét dạ dày, điều trị viêm da và nhiễm trùng, làm lành vết thương, hạ cholesterol máu và hạ đường huyết, giải tỏa lo âu, chống độc tế bào, chống dị ứng, chống đái tháo đường, chất chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư,... giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, cam thảo bắc còn được sử dụng trong việc điều trị chứng suy giảm khả năng học tập, mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và các rối loạn thoái hóa thần kinh khác.
Trong y học cổ truyền, cam thảo bắc là một vị thuốc bổ khí với công dụng chống suy nhược, mệt mỏi hiệu quả. Đông y đặc biệt được ưa dùng cam thảo bắc bởi tác dụng dẫn thuốc vào kinh, có khả năng chữa nhiều bệnh như viêm họng, ho, nhiều đờm hay các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng,... Hơn nữa, cam thảo bắc còn có tác dụng giải độc trong cơ thể, điều vị trong một số phương thuốc, nhất là trong các phương thuốc rất đắng và khó uống như hoàng liên, xuyên tâm liên,...
Những điều đáng lưu ý khi sử dụng cam thảo bắc
Mặc dù cam thảo bắc mang lại nhiều lợi ích, nhưng không đồng nghĩa với việc nó hoàn toàn không có tác hại gì. Không phải ai cũng có thể sử dụng cam thảo bắc và dùng với liều lượng tùy ý. Dùng không đúng cách và không đúng liều lượng, vị thuốc quý này có thể mang đến những “tác dụng ngược” gây hại cho cơ thể.
Các trường hợp không nên dùng cam thảo bắc
Cam thảo bắc kết hợp với nhân trần có thể gây ra ít sữa hoặc mất sữa ở phụ nữ có thai. Thêm vào đó, do nhân trần có tính lợi tiểu nên sẽ thải nhiều các chất dinh dưỡng và lượng nước bị thải thường xuyên sẽ mất chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, dễ bị đẻ non và dị tật thai nhi. Đặc biệt vào mùa hè, rất nhiều người kết hợp cam thảo và nhân trần làm nước uống không những đi ngược khoa học mà còn gây ra nhiều tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là tăng huyết áp.
Các trường hợp như viêm thận, người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định cũng không nên dùng cam thảo bắc. Những người bị táo bón lâu ngày, người cao tuổi, người viêm phế quản, ho nhiều, khó thở cũng tốt nhất không nên sử dụng vị thuốc này.
Bên cạnh đó, những trường hợp viêm thận cấp tính hoặc mạn tính mà có các biểu hiện như phù mí mắt, nặng mặt, tiểu ít; các trường hợp viêm gan, xơ gan có biểu hiện phù nề hay trường hợp phù do tim cũng tuyệt đối không nên dùng cam thảo bắc.
Có thể thay thế cam thảo bắc bằng những vị thuốc nào?
Cam thảo bắc có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người, được ví như vị thuốc quý từ xa xưa. Bên cạnh đó, một số vị thuốc có một vài tác dụng tương tự cam thảo bắc bạn có thể tham khảo, chẳng hạn như:
Cỏ ngọt là cây thuốc được di thực từ Nam Mỹ (Paraguay), phát triển tốt ở nước ta. Cỏ ngọt vừa có vị ngọt, dễ uống, lại có tác dụng trị tăng huyết áp, đái tháo đường, trị ho…
Cam thảo dây (Abrus precatorius) được trồng khá phổ biến ở nước ta để lấy dây và lá làm thuốc, vị ngọt, dễ uống, có tác dụng trị ho, đờm. Mùa hè có thể sử dụng hàng ngày bởi tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Cam thảo đất (Scoparia dulcis) có thể sử dụng toàn cây để làm thuốc, vị ngọt, mát, rất dễ uống, có tác dụng chữa ho, đái tháo đường và làm mát cơ thể.
Ngày nay, chiết xuất cam thảo bắc là một trong những thành phần phổ biến trong các sản phẩm thực phẩm chức năng, nhất là những sản phẩm có tác dụng giảm ho. Với kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tư vấn công thức, gia công sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe suốt 9 năm qua, Medistar Việt Nam sử dụng cao cam thảo bắc là một trong những thành phần không thể thiếu của sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm ho. Bên cạnh đó, cao khô bạch tiền, cao khô lá thường xuân, cây xạ can, chiết xuất cúc tím,... cũng là những nguyên liệu có công dụng giảm ho rất tốt.
Bạn cần hỗ trợ tư vấn gia công sản xuất TPBVSK - Mỹ phẩm, hãy liên hệ:
CÔNG TY TNHH MEDISTAR VIỆT NAM
Địa chỉ : Số 6 Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Nhà máy : Lô 38-2, Khu Công Nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
Điện thoại : 04 3782 4936 – Fax: 04 -3782 4935
Email : info@medistar.com.vn–medistarvietnam@gmail.com
Hotline : 0976 86 83 38